Nguồn video lấy từ [ Ссылка ]
Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Vì vậy, những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện phát triển chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, đồng thời tăng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) liên kết và trình độ của người dân.
Mô hình trang trại tổng hợp sản xuất nông sản sạch với quy mô gần 5ha ở khu 4, xã Trung Thịnh, huyện Thanh Thủy trồng bưởi Diễn, ổi Đài Loan, chanh tứ thời, mít siêu sớm, nuôi lợn, cá... mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng, tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 20 lao động trong và ngoài địa phương với thu nhập 3,5 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Về xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn ở khu 6 với mô hình nuôi gà đồi an toàn thực phẩm và nghe anh chia sẻ: “Từ năm 2019, gia đình tôi tham gia liên kết với Công ty Dabaco - Bắc Ninh thực hiện nuôi gà ri thả vườn sử dụng đệm lót an toàn sinh học với 5.000 con/lứa, thời gian nuôi 105 ngày, gối liên tục. Nhờ được tập huấn, hướng dẫn và áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm đảm bảo, được bao tiêu sản phẩm đầu ra nên gia đình hoàn toàn yên tâm, giá bán ổn định, sản phẩm làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường…”. Hiện nay, trên diện tích 3ha, gia đình anh Tuấn đầu tư trang trại tổng hợp gồm 3 khu chuồng trại nuôi gà ri thả vườn, lợn siêu nạc và lợn rừng sử dụng đệm lót an toàn sinh học; trồng cây ăn quả, thả cá… mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng. Được biết, gia đình anh Tuấn là 1 trong 20 hộ tham gia mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giữa HTX chăn nuôi gà xã Tân Phương với các DN cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Mô hình có tổng quy mô nuôi trên 60.000 con gà, gồm các giống gà ri Dabaco, Hòa Phát, Ja Fa và gà lai trọi Tiến Đạt, đây là những giống gà dễ nuôi, ít bệnh tật, thịt ngon, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu thị trường.
Thời gian qua, nhiều mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hình thành, giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm và từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp các DN tạo ra vùng nguyên liệu lớn, mở rộng sản xuất, đưa nông sản đến với thị trường thế giới. Tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước qua việc khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phát triển HTX, xây dựng cánh đồng lớn… đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đời sống, đồng thời cụ thể hóa Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mà các bên đối tác đều được hưởng lợi, trực tiếp là nông dân. Thông qua đó, tạo kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững, ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật nông nghiệp thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 để giành những vụ mùa bội thu, tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cung ứng thị trường.
Nông dân không lo đầu ra nhờ liên kết với doanh nghiệp
Теги
Liên kết sản xuấtgiải cứu nông sảnchuỗi sản xuất tiêu thụ nông sảnxuất khẩu nông sảntiêu thụ nông sảnnông sản ế thừagiá cả nông sảngỡ thẻ vàng của ECchế biến sâuchế biến nông sảnnông nghiệpsao thần nôngkhởi nghiệphãy hỏi để biếthội nông dânnông nghiệp nông thônnhà nông làm giàutin tức nông nghiệpế thừa nông sảnsản xuất tiêu thụ nông sảngiá nông sảnliên kết thiêu thụ nông sảnnông sản rẻrau rẻnông dâncuộc sống nhà nông