Nhiều quý ông nửa đêm thức dậy đi tiểu nhiều lần hay ráng đi tiểu mà tiểu không được? Những triệu chứng này có thể là do một bệnh rất hay xảy thường ra khi đàn ông lớn tuổi. Đây là bài trong loạt bài nói về lý do đi tiểu đêm mà tôi nói trong video số 255
# Bệnh phì đại tuyến tiền liệt (BPH) là gì?
# Chẩn đoán BPH
# Chữa trị BPH thế nào?
- Các thuốc dùng cho bệnh BPH gồm Alpha blocker, để thư giãn bọng đái như Tamsulosin (Flomax), Alfuzosin (Uroxatral), Doxazosin (Cardura), và Silodosin (Rapaflo). Các thuốc này thường dùng đầu tiên cho những tuyến tiền liệt phì vừa phải. Tác dụng phụ là đôi khi bệnh nhân thấy chóng mặt và nhức đầu.
- Thuốc khác gồm 5-alpha reductase inhibitor, là thuốc hormone làm teo tuyến tiền liệt như Finasteride (Proscar) và Dutasteride (Avodart). Lưu ý là Finasteride cũng được dùng để trị rụng tóc (liều thấp hơn 1mg). Thuốc cường dương Tadalafil (Cialis) cũng có thể được dùng để chữa BPH.
# Khi nào bệnh nhân cần mổ cho BPH?
- Nếu dùng thuốc mà bệnh nhân vẫn còn triệu chứng và bệnh không giảm thì phẫu thuật can thiệp là cách để chữa BPH. Nguyên tắc chung là cắt gọt nhỏ tuyến tiền liệt, làm khơi thông dòng nước chảy. Can thiệp phẫu thuật thường có nhiều tác dụng phụ hơn thuốc uống. Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có sự trợ giúp của Robot giúp BS mổ chính xác hơn, ít chảy máu hơn, và phục hồi nhanh hơn.
- Các kỹ thuật mổ hiện nay là TURP (Transurethral resection of the prostate), TUIP (Transurethral incision of the prostate).
- Trong TURP (mổ bóc u tiền liệt thông qua đường tiểu), BS tiết niệu dùng ống nội soi đi vào ống nước tiểu đến phần tuyến tiền liệt, sau đó BS sẽ cắt phần lớn tuyến (chỉ chừa phần ngoài cùng của tuyến tiền liệt). Do cắt phần lớn tuyến tiền liệt, thủ thuật này thường cải thiện được rất nhiều triệu chứng về tắc nghẽn đường tiểu, nhưng có nhiều tác dụng phụ như chảy máu, rối loạn cường dương, hay nhiễm trùng đường tiểu.
# Các tác dụng phụ khác khi mổ tuyến tiền liệt
- Chảy ngược tinh dịch vào bọng đái thay vì ra ngoài khi xuất tinh
- Khó tiểu tạm thời
- Nhiễm trùng đường tiểu
- Chảy máu
- Rối loạn cường dương
# Ai dễ mắc bệnh BPH- Nam giới khi lớn tuổi đều dễ bị BPH, thường là trên 50 tuổi (như xe Lexus trên 100k miles)
- Gia đình có nhiều người bị BPH
- Béo phì, tăng căng, ít tập thể dục
- Người Mỹ gốc Phi và gốc Âu dễ bị BPH hơn người châu Á
- Uống rượu, hút thuốc, uống ít nước, ăn nhiều chất béo
- Có bệnh sử về rối loạn chức năng cường dương
- Nhiều stress, có bệnh sử về đường tiết niệu như nhiễm trùng hay sạn thận
# Tóm lại
- Các triệu chứng đi tiểu nhiều, rát tiểu, khó tiểu là những triệu chứng cần được khám BS ngay
- Bệnh BPH hoàn toàn có thể kiểm soát bằng thuốc hay phẫu thuật
- Tập thể dục (nhất là vùng bụng), ngưng thuốc lá, giảm cân, chữa các bệnh mãn tính khác là cách tốt nhất để giảm rủi ro BPH
Ещё видео!