Đây là lời trình bày của Thầy Đối Pháp ngay sau lời yêu cầu xin ra đi khỏi Chùa của Sư Cô Chơn Hưng vì “Cô đã mất tin tưởng” ở cách điều hành nội bộ của ĐQ. Thầy Đối Pháp cho biết lý do sự ra đi trước đó của 3 vị (Quang Tuê, Nguyên An và Quảng Pháp) và sự muốn ra đi này của SC Chơn Hưng là vì họ thất vọng và khó chấp nhận khi chứng kiến sự tà dâm giữa hai người tự gọi là “tu sĩ” Phật Giáo, là ông “Thầy Khánh Nhân “ và bà “Sư Cô Tịnh Nhân”.
Đoạn băng này tự nó đã trình bày rõ ràng các sự kiện và sự thật. Chỉ xin cần ghi nhận tư cách, cách ăn nói, lời lẽ, phát ngôn của 3 nhân vật chính, cùng tình trạng xô bồ, rối loạn và bất an của đời sống các tu sĩ khi mỗi ngày cổng Chùa Tam Bảo khép lại.
1- Một trụ trì bất lực, trốn tránh trách nhiệm, thiếu thiện chí trong việc giải quyết khó khăn nội bộ, đưa đến kết quả là các môn đệ bất mãn, từ từ hết người này tới người kia từ bỏ Chùa ra đi.
Trước hết, ĐQ chối “Tôi không biết gì” (phút 8:30)“ (=có gì mà ĐQ không biết???). Sau đó, (9:20) ĐQ sửa lại là “nghe phong phanh” nên mới “gặp riêng” hai “ tình nhân Tịnh Nhân”và Khánh Nhân.
Kết quả việc “gặp” đó là … vô kết quả!
Rồi (11:25) ĐQ phán rằng “Có hay không tôi không cần biết!” Vậy thứ hỏi người có việc cần trụ trì giải quyết thì phải đi đâu? McDonald???
2. Thói quen đàn áp, ám ảnh không buông tha SC Chơn Hưng thật là khó hiểu. SC đã trình bày xong, đây là phiên Thầy ĐP. Vậy mà ĐQ kéo SC Chơn Hưng trở lại vấn đề, nhắc đi nhắc lại việc SC “mất tin tưởng” ông ta. (16:50). ĐQ cũng buộc tội là SC chỉ lợi dụng qua đây và đây chỉ là lý do để SC ra đi tìm nơi khác!! Gán cho người khác
tội, là miệng hai lưỡi, lại “lấy bụng ta ra bụng người “.
Không xử lý, giờ ĐQ làm Cảnh Sát điều tra, lấy ví dụ là nếu SC Chơn Hưng chứng kiến 1 vụ giết người (Mô Phật: thầy tu mà lấy một ví dụ máu me ghê rợn như thế này, “Thiên tai, thiện tai”!, ý nghiệp và khẩu nghiệp ơi). Theo Cảnh Sát trưởng ĐQ này, ham he nếu SC không đi báo cáo thì sẽ bị ở tù vì tội ĐỒNG LOÃ. (18:44)
Vậy ta thử lấy một ví dụ tương đương khác: khi ĐQ chứng kiến “tình nhân Tịnh Nhân” và Đại tăng Khánh Nhân
vi phạm Tăng Luật làm “cái đó đó” mà không báo cáo lên thì ĐQ có là đồng loã hay không??
“Đồng loã” và “Nhân chứng” khác hẳn nhau, chớ nên lộng ngôn.
Cũng vậy, ĐQ vẫn ám ảnh với SC, lấy một ví dụ nữa là “Tôi nói Cô ăn cắp một trăm ngàn đô La của Chùa TB…thì Cô tính sao?”.
[có người muốn hỏi lại là : “Theo ý người khác, biết đâu chính Thầy ăn cắp tiền đó rồi đổ lỗi gán tội cho Sư Cô thì Thầy nghĩ sao??]
Hai ví dụ trên thật là đao to búa lớn để áp đảo uy hiếp tinh thần một người đàn bà ngoại thân mảnh mai nhỏ nhắn, lại là vai vế đàn em trong gia đình đồng tu ở Chùa. Đó thử hỏi gọi là gì trong tâm lý học vậy?
Thử hỏi hành động đó có đem lại hảnh diện cho bản thân mình, cho giáo dục cha mẹ dạy mình, cho Thầy mình, cho đại chúng ở chùa khi họ chấp tay bái lạy mình???
Theo định nghĩa, “Đồng loã là cùng tham gia vào một việc xấu”, dẫn đến đoạn sau đây về sự đồng loã của:
3. “Đại Tăng” Khánh Nhân và đồng loã là bà “Sư Cô” Tịnh Nhân, (mà chỉ với một hình ảnh đặc biệt bà đã trở nên khá nổi tiếng.)
Với Ông Khánh Nhân, xin ghi nhận cách ăn nói, lối xử dụng từ ngữ và giọng nói…thiếu nhã nhặn (10:10) của một người chỉ trước đó vài phút đã chánh thức thú nhận phạm lỗi tà dâm với bà Tịnh Nhân. Có lúc quá hung hăng lớn tiếng, ĐQ phải đánh chuông cho KN định hồn lại phần nào.
Khiêm tốn là một yếu tố quan trọng cho một người biết sám hối để tu sửa mình. Nhưng Ông KN thiếu hẳn khiêm tốn:
- một nhà tu đi làm chuyện đồi bại trong khuôn viên chùa, làm ô uế cửa chùa, mà lại đi mắng SC Chơn Hưng một người vô tội, là “mất dạy” (12:45) là thế nào?
- sau đó, ông ta còn mở miệng thoải mái dạy đời là :“đời này có nhân quả” và “lương tri lương tâm”. Thật là tếu!
Tới đây, những kẻ viết bài này xin kính tặng SC Chơn Hưng và Thầy Đối Pháp một câu nhận xét của nhà văn nổi tiếng Anh Quốc, Ông Edmond Burke.
“The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing”
(Phụ đề tạm tiếng Việt là: “Đễ dành chiến thắng về cho mình, kẽ ác độc chỉ cần có một việc duy nhất thôi: là những người tốt thụ động, không làm gì hết”
Cuối cùng, Mong quý vị thính giả
chú tâm tới lời từ giã cuối của Thầy Đối Pháp (từ 23:32) để hiểu lòng của Thầy. Đáng phục, đáng thương thay dù biết rằng mình sắp mất nơi nương tựa, tương lai vô định, giấy tờ sẽ bị ngăn chân…bao khổ lo muôn bề mà Thầy vẫn giữ tâm an lạc, lòng không sân hận, vẫn nói lên lời ân nghĩa.
Ещё видео!