#tinhmach #giantinhmach
Nếu vào một ngày đẹp trời bạn bỗng thấy ở chân mình có vài đường loằng ngoằng bên dưới da, màu tím hồng hoặc xanh quan sát thấy rõ bằng mắt thường… thì rất có thể bạn đã là một trong những trường hợp đã và đang mắc giãn tĩnh mạch chân. Bạn có thể chưa gặp khó chịu gì nghiêm trọng với vùng giãn tĩnh mạch, nhưng về thẩm mỹ thì những vệt loằng ngoằng đó thực sự không đẹp chút nào. Vậy thì làm sao để loại bỏ, và nếu như may mắn, đó chỉ là dấu hiệu tạm thời thì có cách nào để phòng tránh hay không, theo dõi ngay video sau đây cùng BSCKI.BSNT Lê Đức Hiệp, Bác sĩ Nội và Can thiệp tim mạch, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City nhé.
Suy tĩnh mạch mạn tính là tình trạng phổ biến do hiện tượng trào ngược máu trong tĩnh mạch, gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch (d lớn hơn 3mm), tĩnh mạch hình lưới (d = 1-3 mm) và tĩnh mạch mạng nhện (d nhỏ hơn 1mm).
Dựa theo vị trí giải phẫu, bệnh được chia làm 4 nhóm khác nhau:
Tĩnh mạch nông
Tĩnh mạch sâu
Tĩnh mạch xuyên
Vị trí tĩnh mạch không xác định
Giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là giãn tĩnh mạch chi dưới có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trong số các trường hợp mắc bệnh, tình trạng giãn tĩnh mạch nông vẫn là phổ biến nhất.
Không có thống kê cụ thể cho các độ tuổi mắc bệnh, tuy nhiên giãn tĩnh mạch chân có thể xuất hiện nhiều nhất ở người lớn tuổi, người thừa cân, người lao động có đặc thù phải đứng lâu trong thời gian dài hoặc phụ nữ đang mang bầu.
So với nam giới, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân cao hơn hẳn – chiếm tới 70% số ca.
Nguyên nhân gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch chân
Tĩnh mạch có chức năng chính là vận chuyển máu từ ngoại vi về tim, ngoài ra, các tĩnh mạch ở vị trí thấp như chi dưới còn phải chống lại sức cản của trọng lực cơ thể, do đó khi bị tổn thương dẫn tới việc giãn quá mức, tĩnh mạch chân có thể sưng phồng, căng, tạo ra các khối huyết nổi trên bề mặt da. Các khối huyết hay còn gọi là cục máu đông này có khả năng trôi theo các mạch máu về các cơ quan khác trong cơ thể, gây tắc nghẽn, đặc biệt nghiêm trọng nếu chúng trôi đến phổi, tim hoặc não, do đó giãn tĩnh mạch cũng được nhiều bác sĩ đánh giá là có liên quan đến các bệnh lý tim mạch.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây tác động đến tĩnh mạch, dẫn tới tình trạng giãn tĩnh mạch, theo bác sĩ… có thể có các nguyên nhân sau:
Yếu tố di truyền
Giới tính
Nghề nghiệp
Khối lượng cơ thể
Sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.
Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột hay phải nằm bất động lâu trong gãy xương... cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân dễ nhận biết
Giãn tĩnh mạch chân có thể quan sát bằng mắt thường. Thông thường bệnh sẽ có biểu hiện đơn giản nhất từ việc xuất hiện những đường như mạch máu loằng ngoằng dưới bề mặt da. Thời điểm đầu khi xuất hiện, các đường tĩnh mạch này hầu như không gây cảm giác khó chịu gì nên người bệnh thường không để ý đến.
Khi bệnh tiến triển hơn, tĩnh mạch có thể nổi ngày càng rõ, chuyển màu hồng tím hoặc xanh và nổi hẳn trên bề mặt da. Người bệnh cũng có thể bắt đầu cảm thấy căng tức vùng suy giãn tĩnh mạch, nếu đứng quá lâu có thể đau nhẹ hoặc dễ bị chuột rút vào nhiều thời điểm trong ngày.
Cuối cùng khi bệnh đã tiến triển nặng, tình trạng giãn tĩnh mạch sẽ gây sưng bầm, nổi nhiều cục lớn dưới da, gây đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Do bệnh thường tiến triển khá âm thầm nên thường chỉ khi xuất hiện các triệu chứng nặng, người bệnh mới đi khám. Lúc này việc điều trị có thể sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu của bệnh.
Làm gì để phòng tránh giãn tĩnh mạch chân
Dựa trên các nguyên nhân gây nên giãn tĩnh mạch chân, bạn có thể tìm được phương pháp phòng tránh thích hợp.
Đối với nữ giới, nên hạn chế việc đi giày cao gót và đứng trên giày cao gót trong thời gian quá dài. Tránh mặc quần bó sát gây tổn thương thành mạch ngoại biên. Phụ nữ trong giai đoạn mang bầu nên vận động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, kê chân trong lúc ngủ để tránh gây suy giãn tĩnh mạch.
Trường hợp người lao động buộc phải đứng trong thời gian dài, nên chủ động thay đổi tư thế hoặc thực hiện các động tác nhún chân để tăng cường lưu thông máu ở vùng chân.
Bên cạnh đó bạn cũng nên có chế độ sinh hoạt, vận động và ăn uống khoa học, lành mạnh tăng cường sức khỏe cho bản thân.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số bài tập phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: [ Ссылка ]
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: [ Ссылка ]
Website: [ Ссылка ]
TikTok: [ Ссылка ]
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
[ Ссылка ]
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Ещё видео!