Trường hợp nào phải bật đèn xi nhan?
Theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các trường hợp sau đây cần phải bật đèn xi nhan:
– Chuyển làn đường;
– Chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu);
– Vượt xe;
– Cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ xe.
Bên cạnh đó, Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị nên bật đèn xi nhan để đảm bảo an toàn trong các trường hợp sau đây:
Khi đi qua vòng xuyến: Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” – khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi nhan phải.
Khi đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.
Trong trường hợp thấy an toàn, không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại, không bắt buộc phải bật đèn tín hiệu.
Khi lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển.
Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan.
Với các trường hợp xi nhan, khoảng cách để bật xi nhan luật chưa quy định cụ thể. Tuy nhiên theo Giáo trình đào tạo lái xe ô tô (xuất bản năm 2011) có hướng dẫn người lái xe ô tô phải bật tín hiệu báo rẽ trước 25 – 30m và sau khi rẽ xong, duy trì thêm 5 – 10m rồi mới tắt xi nhan.
Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm lỗi không bật đèn xi nhan còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Ещё видео!