Vòng Đời Của Đuông Dừa Bao Nhiêu Ngày? Cùng Khám Phá Nhé! đuông dừa trưởng thành.
Đuông dừa có vòng đời bao gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng (trưởng thành). Sau đây là chi tiết từng giai đoạn.
Phần 1: Trứng
- Một con đuông cái có thể đẻ trung bình 240 trứng, trứng nở sau 3-5 ngày.
- Trứng có hình màu trắng, thon dài, trông như hạt gạo.
- Đuông dừa sinh sản vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, đó là mùa mưa kéo dài ở Nam Bộ, thuận lợi cho quá trình phát triển của trứng.
- Con cái trưởng thành bay tới các thân cây dừa và dùng vòi đục lỗ thân cây dừa hoặc lợi dụng những kẽ nứt tự nhiên trên thân cây hoặc thông qua các vết thương, lỗ hang do kiến vương đục trên thân cây, cuống lá trước đó để xâm nhập vào những phần mềm của cây. Khi vào bên trong, chúng đẻ vài chục tới vài trăm quả trứng.
- Ngoài ra chúng cũng có thể đẻ trứng trực tiếp trên các phần mềm gần đỉnh sinh trưởng.
Phần 2: Ấu trùng
- Sau khi nở, ấu trùng có màu trắng và không có chân, màu vàng nhạt, phình to ở phần giữa thân, đầu màu nâu đỏ.
- Ấu trùng có hàm rất khoẻ, ăn mạnh và có thể ăn cả phần nhu mô lẫn phần sợi già của cây dừa.
- Khi mới nở ấu trùng đục, bào vào phía trong thân cây hoặc vào bó lá ngọn. Khi tấn công vào bó lá ngọn thì chúng cắn phá củ hủ, làm cho củ hủ bị hư thối, dẫn đến hư đỉnh sinh trưởng, các lá ngọn héo vàng và đổ ngã xuống, cây chỉ còn những lá già xanh, rồi các lá già cũng từ từ rụng đi. Cây dừa đã chết bởi đám sâu béo mũm mĩm đang bò bên trong đã đục rỗng ruột thân cây.
- Nếu bị tấn công trên thân, cây vẫn còn sống, nhưng cho năng suất giảm. Trong trường hợp này trên thân thấy có nhiều lỗ đục nhỏ, đường kính khoảng 1-2 phân, có xác bã rơi ra ở mỗi lỗ đục và ít nhựa màu nâu rỉ ra, chảy dọc theo thân, có thể ngửi thấy mùi khai bốc ra từ các lỗ đục này do các mô bên trong bị lên men.
- Ấu trùng của đuông sống từ 50 - 70 ngày trong thân cây trước khi hóa nhộng.
Phần 3: Nhộng
- Đuông có vòng đời khác một chút so với các loài bọ cánh cứng khác, nó có đến 5 giai đoạn phát triển (không phải 4 như kiến vương).
- Tới giai đoạn L3, ấu trùng cơ thể béo mập sẽ tạo một kén hình bầu dục (Cocoon) bằng các sợi xơ có trong thân cây (dừa, chà là) hoặc trong các bẹ lá trên ngọn. Trong cái kén này, con đuông mới chính thức hóa thành nhộng.
- Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 15 - 20 ngày. Khi trưởng thành, nó chui ra khỏi kén, bay ra ngoài để tìm bạn tình.
Phần 4: Thành trùng
- Đuông dừa trưởng thành là một loại bọ cánh cứng có màu hung đỏ hoặc nâu sẫm, dài khoảng 3 - 4 cm.
- Con đực có vòi ngắn hơn con cái và có một nhúm lông tơ màu vàng hoặc nâu sẫm nằm phía đầu của vòi. Con cái thì không có lớp lông này.
- Đuông dừa bay vào ban đêm và được thu hút bởi ánh sáng. Chúng cũng có khả năng phát ra tiếng kêu khi bị quấy rầy.
#nhatkycontrung #đuông_dừa
đuông dừa chấm nước mắm, đuông dừa làm món gì ngon
Ещё видео!