Bao Nhiêu Tiền 1 Cây Giống Rau Sắng (Ngót Rừng) 0764 456 123
Cây rau ngót rừng (hay còn gọi là cây mì chính, cây rau sắng…), thuộc loại cây thân mộc, ưa ánh sáng, mọc tự nhiên trên những vách đá của vùng núi cao trên 100m so với mặt nước biển. Bởi vậy, ngót rừng thường mọc nhiều ở các vùng núi đá trên Lạng Sơn, Thái Nguyên…
Một người dân tại Lạng Sơn cho biết: Rau ngót rừng “xịn” không phải loại được bà con trồng mà là loại rau quý, sống tự nhiên trên rừng, đồi núi. Nó ngọt hơn và mùi vị đặc trưng của rau rừng, cách chế biến cũng rất dễ dàng. Chỉ cần tuốt lấy những đọt lá non, rửa sạch, vò qua rồi thả vào nấu canh, thêm ít gia vị là có một món canh ngọt đậm đà tự nhiên. Muốn ngon hơn, khi nấu cho thêm ít thịt băm.
Ngót rừng (còn gọi là rau sắng) không phải là loại cây nhỏ, thân bụi như rau ngót nhà. Cây này thuộc họ thân gỗ, mọc tự nhiên trên vùng núi đá, cao hơn đầu người, cành lá sum suê. Cuối mùa đông cây rụng hết lá già. Mùa xuân, khoảng cuối tháng Giêng là ra những đợt lá non đầu tiên, đến tháng 2-3 cho thu hoạch ngọn, lá và cả những chùm hoa, thậm chí cây nhiều tuổi còn có cả quả cũng ăn được.
Ngoài là thực phẩm sạch và giàu dinh dưỡng thì rau ngót rừng còn là vị thuốc. Lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng.
Theo Đông y, lá và rễ rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Khi bị nhiệt do bia, rượu, chỉ cần giã khoảng 40g rau ngót chắt lấy nước uống trong khoảng hai ngày sẽ giảm hẳn. Lá rau ngót còn hỗ trợ chữa sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc,... Rễ rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp...
#giaraungotrung #caygiongngotrung
Ещё видео!