Chi phí nuôi xe Ôtô 1 năm hết bao nhiêu tiền tại Việt nam| XE ÔTÔ TV
★ Hãy để lại một Like nếu bạn thích và cho tôi biết cảm nghĩ của bạn để mình trả lời trong thời gian sớm nhất và video sẽ tốt hơn,
★ Giúp tôi đạt đến 100.000 người đăng ký: bit.ly/xeototv
➥ Theo dõi chúng tôi trên FB: [ Ссылка ]
➥ Theo dõi chúng tôi trên Tiktok: [ Ссылка ]
#xeototv #xeoto #oto
Các loại chi phí khi sử dụng xe
Chi phí sử dụng ô tô được chia thành 2 loại gồm: Chi phí cố định và chi phí linh hoạt.
Chi phí nuôi Ô tô cố định
1. Chi phí đăng kiểm
Để có thể lưu thông trên đường, xe bắt buộc phải qua đăng kiểm định kỳ. Thời gian đăng kiểm định kỳ tùy thuộc vào năm sản xuất của xe. Với dòng ô tô dưới 10 chỗ, các mốc đăng kiểm định kỳ lần lượt như sau: 18 tháng (xe sản xuất dưới 7 năm), 12 tháng (xe sản xuất 7 – 12 năm), 6 tháng (xe sản xuất trên 12 năm và xe kinh doanh vận tải).
Phí đăng kiểm áp dụng cho các loại phương tiện dưới 10 chỗ ngồi không tham gia kinh doanh là 240.000 đồng và phí cấp giấy chứng nhận kiểm định là 50.000 đồng. Tổng chi phí đăng kiểm là 340.000 đồng.
2. Lệ phí bảo trì đường bộ
Đây là loại phí bắt buộc theo quy định. Đối với xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, lệ phí bảo trì đường bộ là 130.000/ tháng. Lệ phí bảo trì đường bộ được thu hằng năm hoặc theo thời gian của chu kỳ đăng kiểm: 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng,…tùy theo điều kiện và nhu cầu của chủ xe.
3. Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS)
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) là loại bảo hiểm ô tô bắt buộc chủ xe phải mua theo quy định. Giá bảo hiểm TNDS hiện là:
Xe dưới 6 chỗ ngồi: 437.000 đồng/năm
Xe từ 6 – 11 chỗ ngồi: 794.000 đồng/năm
Xe dưới 6 chỗ ngồi kinh doanh vận tải: 756.000 đồng/năm
Xe 6 chỗ ngồi kinh doanh vận tải: 929.000 đồng/năm
Xe 7 chỗ ngồi kinh doanh vận tải: 1.080.000 đồng/năm
Xe 8 chỗ ngồi kinh doanh vận tải: 1.253.000 đồng/năm
4. Phí bảo hiểm vật chất
Phí bảo hiểm vật chất thường được gọi là bảo hiểm thân vỏ hay bảo hiểm 2 chiều. Đây là loại bảo hiểm về thiệt hại vật chất như máy móc, thân vỏ… do tai nạn nằm ngoài sự kiểm soát của chủ xe. Bảo hiểm vật chất là bảo hiểm ô tô tự nguyện. Tuy nhiên, để đề phòng rủi ro, hầu hết chủ xe đều mua loại bảo hiểm này vì chi phí khắc phục các thiệt hại về vật chất của ô tô khá cao.
Mức bảo hiểm thông thường giao động trong khoảng 1,5% giá trị xe. Tùy thuộc dòng xe, mức độ cũ/mới, thời gian sử dụng, số tiền chủ xế phải chi sẽ khác nhau. Đối với mẫu xe cỡ nhỏ (giá trị 500 triệu đồng), mức bảo hiểm này nằm trong khoảng 8-10 triệu đồng/ năm
5. Phí giữ xe hàng tháng
Tùy thuộc vào chất lượng cơ sở vật chất của bãi giữ xe, giá phí gửi xe theo tháng hiện nay giao động từ 1 – 2 triệu đồng. Nếu nhà bạn có không gian để xe thì sẽ không phải mất khoản phí này.
Chi phí nuôi Ô tô linh hoạt
Bên cạnh chi phí nuôi ô tô cố định, chủ xe cần phải bỏ thêm một khoản tiền không nhỏ cho các chi phí không cố định khác. Mức phí này phụ thuộc vào mức độ sử dụng xe của từng người.
1. Phí xăng/dầu
Chi phí nhiên liệu sẽ tùy thuộc vào loại xe sử dụng và quãng đường Ô tô di chuyển. Nếu bạn sử dụng xe nhiều, chi phí xăng/dầu sẽ càng cao và ngược lại.
Ví dụ, với Honda City - mẫu xe đại diện cho dòng Sedan hạng D – mức tiêu thụ nhiên liệu từ 4,73 – 7,29 lít/ 100 km. Mỗi tháng xe chạy khoảng 2.000 km, chi phí tiền xăng hàng tháng trung bình rơi vào khoảng 1,8 triệu – 2,8 triệu (giá xăng tạm tính: 19.000 đồng/lít).
2. Phí cầu đường BOT
Xe ô tô khi đi qua các trạm thu phí BOT phải mua vé. Tuỳ theo tuyến đường mà giá vé qua các trạm BOT sẽ khác nhau. Với dòng xe dưới 12 chỗ ngồi, giá vé qua trạm từ 15.000 – 50.000 đồng/lượt.
Hiện tại, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 5 trạm thu phí gồm: trạm An Sương - An Lạc, trạm cầu Phú Mỹ, trạm Xa lộ Hà Nội, trạm Phú Mỹ Hưng, trạm BOT Phú Hữu (chưa tổ chức thu phí). Mức giá cho xe Ô tô dưới 12 chỗ ngồi một số trạm như sau:
Trạm thu BOT cầu Phú Mỹ: 15.000 đồng/lượt
Trạm thu BOT Xa lộ Hà Nội: 25.000 đồng/lượt
Trạm thu BOT An Sương - An Lạc: 15.000 đồng/lượt
Với hiện trạng ngày càng nhiều trạm BOT, mức phí cầu đường cũng dần chiếm tỷ trọng lớn trong những chi phí nuôi xe cơ bản.
Ещё видео!