Cập nhật COVID-19: Biến chủng Omicron
Chiều 26/1, Sở Y tế Hà Nội ghi nhận một ca Omicron cộng đồng là nhân viên khách sạn tiếp xúc người nhập cảnh, hiện sức khỏe ổn định.
người này đã được cách ly ngay tại khách sạn làm việc, không có nguy cơ lây cộng đồng.
Như vậy: tính đến 27/1/2022, Việt Nam đã ghi nhận 166 ca COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron
Về biến chủng Omicron: Giới chuyên gia nhận định siêu biến chủng Omicron có những đột biến rất hiếm gặp, khiến nó phát triển chống lại quy luật tự nhiên.
Khi biến thể Omicron xuất hiện ở miền nam châu Phi vào tháng 11/2021, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên bởi cấu tạo gen của nó. Omicron có số lượng đột biến so với chủng ban đầu nhiều kỷ lục, lên tới 53.
Trong một nghiên cứu công khai tuần trước, một đội ngũ nhà khoa học quốc tế tiếp tục công bố những khám phá mới về chủng này. Họ phát hiện ra Omicron có 13 đột biến rất hiếm khi được tìm thấy ở các dòng virus corona khác.
* Về mặt lý thuyết, các đột biến này lẽ ra phải gây hại cho Omicron, nhưng khi chúng kết hợp lại cùng nhau, chúng lại tạo ra một số đặc điểm có lợi cho Omicron.
* Giờ đây, các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm ra cách Omicron đi ngược lại các quy luật tiến hóa bình thường và sử dụng những đột biến này để trở thành siêu biến chủng áp đảo toàn cầu trong thời gian ngắn.
Tiến sĩ Darren Martin, một chuyên gia về virus tại Đại học Cape Town, người đã thực hiện nghiên cứu mới, cho biết: "Có một bí ẩn ở đây mà ai đó cần phải tìm ra".
* Đột biến là một phần trong chiến lược sinh tồn virus corona. Mỗi khi virus nhân lên trong tế bào, sẽ xảy ra trường hợp tế bào đó sẽ tạo ra một bản sao có sự khác biệt với bản ban đầu. Một số đột biến khiến virus mới yếu hơn và không cạnh tranh được với các virus khác, nhưng ngược lại, một số có thể có lợi cho virus khi nó có thể làm mầm bệnh bám chặt hơn vào tế bào hoặc làm virus nhân lên nhanh hơn. Những virus thừa hưởng đặc tính này có thể áp đảo những chủng khác.
Trong phần lớn năm 2020, các nhà khoa học nhận thấy rằng các virus SARS-CoV-2 có các đột biến nhưng quá trình biến đổi diễn ra tương đối chậm cho tới cuối năm. Sự xuất hiện của Alpha, Beta, Delta đã gây ra làn sóng bùng nổ toàn cầu. Cuối năm 2021, Omicron xuất hiện với lượng đột biến tăng gấp đôi các chủng khác.
* Ngay sau khi Omicron xuất hiện, chuyên gia Martin và các đồng nghiệp đã so sánh 53 đột biến của nó với các chủng SARS-CoV-2. Nó sở hữu một số đột biến giống như Delta hay các chủng khác, cho thấy chúng đã sống sót qua quy trình chọn lọc tự nhiên.
❖❖❖ Theo dõi Fanpage của Dr Hoàng NOVAGEN để cập nhật thường xuyên kiến thức hữu ích về Sức Khỏe, COVID-19 và Công nghệ GEN:
➡️ [ Ссылка ]
❖❖❖ Subcribe kênh Youtube của Dr Hoàng NOVAGEN để cập nhật tin tức về COVID-19, công nghệ sinh học và công nghệ GEN!
➡️ [ Ссылка ]
CÁC VIDEO CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
❖ Nhóm máu O và COVID19: [ Ссылка ]
❖ Vắc xin Sinopharm Vero Cell: [ Ссылка ]
❖ Vắc xin Arcturus ARCT-154 của Mỹ: [ Ссылка ]
❖ Tại sao nhóm máu O lại khan hiếm: [ Ссылка ]
❖ Vắc xin NANOCOVAX của Việt Nam: [ Ссылка ]
❖ Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine COVID-19: [ Ссылка ]
❖ Chỉ số SpO2 - Độ bão hòa oxy trong máu: [ Ссылка ]
❖ Vắc xin Trung Quốc: Sinopharm và Hayat-Vax: [ Ссылка ]
❖ Nhóm máu O và muỗi đốt: [ Ссылка ]
❖ Công nghệ mRNA: [ Ссылка ]
-------------------------------------------
TS. ĐẶNG TRẦN HOÀNG
Trung Tâm Xét Nghiệm ADN NOVAGEN
❖ Website: [ Ссылка ]
❖ Fanpage: [ Ссылка ]
❖ Hotline: 083.424.3399
✪ Copyright © #NOVAGEN #DrHoangNOVAGEN
Ещё видео!