Một số bệnh thường gặp ở dê nên biết
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi dê nói riêng, bà con cần biết và phòng tránh các loại bệnh cho vật nuôi và dê của mình, Và video này sẽ giúp bà con biết và hiểu cách chữa bệnh cho đàn dê mà bà con đang nuôi và chuẩn bị nuôi. Phần 1
1. Phòng tránh và điều trị các bệnh ký sinh trùng
2. Bệnh viêm phổi ở dê
Phòng tránh và điều trị các bệnh ký sinh trùng
Dê có thể mắc các loại bệnh nội ký sinh (bệnh cầu trùng, bệnh giun đũa, bệnh sán dây, bệnh sán lá gan, bệnh giun phổi…) và các loại bệnh ký sinh (ve, gẻ, rận…)
Để phòng tránh các bệnh ký sinh trùng, bà con cần lưu ý:
– Giữ vệ sinh chuồng nuôi, đảm bảo chuồng nuôi luôn được khô ráo, sạch sẽ. Nên làm vệ sinh định kỳ, mỗi tuần quét dọn phân trên nền chuồng và rắc vôi bột tẩy uế một lần.
– Các bệnh nội ký sinh thường mắc phải qua đường tiêu hóa, do đó bà con cần cung cấp thức ăn đầy đủ, chất lượng tốt, nước uống sạch sẽ. Tránh dùng các loại thức ăn ôi thiu, ẩm, mốc.
Điều trị cho dê:
+ Đối với bệnh giun sán: Bệnh khiến dê thể lực yếu kém, thiếu máu nên dê xù lông, còi cọc, uể oải, biếng ăn, đau vùng bụng. Để phòng tránh bệnh giun sán, bà con nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Bà con có thể dùng levamisol, niclosamide, tetrasol, benzomidazole để tẩy giun đũa cho đàn dê. Trong trường hợp dê bị sán dây, bà con có thể sử dụng niclo-samide để diệt sán.
+ Đối với bệnh do ghẻ: Do mất máu nên dê ốm còm, xù lông, ngứa ngáy. Bà con cần tách những con bị bệnh ra khỏi đàn, cắt lông chỗ bị ghẻ, cạo sạch vẩy mụn và bôi Cythion 5% hoặc Ivermectin.
+ Đối với ve, rận: Dùng credin hoặc dầu thông bôi vào chỗ ve, rận đốt; có thể sử dụng Chlorfenvinphos 0,5% để diệt trứng.
2. Bệnh viêm phổi ở dê
Viêm phổi là bệnh khá phổ biến ở dê vào thời gian giao mùa, từ thu sang đông hoặc đầu mùa xuân. Do thời gian này nhiệt độ xuống thấp, gió lùa, chuồng trại ẩm ướt, chật chội và kém vệ sinh… khiến sức đề kháng của dê kém và dễ mắc bệnh hơn.
Khi mắc bệnh, dê thường sốt cao, sức ăn kém, ít vận động, luôn nằm một chỗ, có thể ho, chảy nước mũi và khó thở. Trường hợp dê mắc bệnh nặng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, dê có thể chết. Bệnh viêm phổi có thể chuyển sang dạng mãn tính, trông ốm yếu, gầy còm và rất khó hồi phục lại.
Phòng bệnh viêm phổi ở dê:
– Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp, không có gió lùa vào mùa đông. Tẩy uế chuồng trại định kỳ bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%;
– Thức ăn cho dê phải đảm bảo chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý cho từng giai đoạn nuôi. Nước uống phải sạch, thường xuyên rửa máng nước và thay nước mới.
– Chú ý quan sát và phát hiện kịp thời các trường hợp dê mắc bệnh để có biện pháp nuôi cách ly, điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh viêm phổi ở dê:
– Điều trị nhiễm khuẩn: Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây trong 4 – 5 ngày liên tục.
+ Tylosin, liều 11 mg/kg khối lượng/ngày
+ Gentamycine, liều 15 mg/kg khối lượng/ngày;
+ Streptomycine, liều 30 mg/kg khối lượng/ngày.
– Trợ sức và hộ lý:
+ Dùng vitamin B1, vitamin C;
+ Truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn hoặc ngọt đẳng trưởng;
+ Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
Hội chứng tiêu chảy ở dê và Phòng bệnh sốt sữa ở dê
Bà con hãy đón xem ở phần 2 của video trên kênh 3 phút nông nghiệp, để nhận thông báo bà con hãy đăng kí kênh và bật thông báo.
#3phutnongnghiep #nhanong #bạncủanhànông #channuoibo
#channuoide #bo3b #deboer #chongiongde #contrâu
3 phút nông nghiệp,cách chọn giống dê cỏ,3phutnongnghiep,dê cỏ nuôi nhốt,nuôi dê vỗ béo,nuôi dê sinh sản,nuôi dê thả vườn,nuôi bò,nuôi bò vỗ béo,nuôi bò sinh sản,làm bạn cùng nhà nông,làm giàu ở nông thôn,nuôi trâu,nuoibosinhsan,nhà nông làm giàu,nông nghiệp,nonglam.net,dê boer,dê boer thuần chủng,dê bách thảo,dê cỏ
Ещё видео!