Lê Minh Đảo, tướng 1 sao Tư lệnh Sư đoàn 18 ngụy tập trung chiến đoàn 43 và 52, có phi pháo và xe bọc thép yểm trợ, liên tục mở những cuộc hành quân càn quét khu vực Bảo Chánh - Ruộng Tre Đông Bắc Long Khánh để giữ hành lang lộ 1. Càn quét xong, chúng kéo nhau về phòng thủ thị xã Long Khánh. Rồi điều tiểu đoàn bảo an 324 từ Bình Phú ra án ngữ cầu Gia Liêu. Các cơ quan đầu não, tình báo, an ninh quân đội và các chiến đoàn bộ binh, xe tăng, pháo binh thuộc Sư đoàn 18 được đặt trong tình trạng báo động, sẵn sàng chặn các con đường, các vùng xung yếu địch dự kiến có thể bị quân giải phóng xâm nhập. Mìn được chúng cài dày đặc khắp nơi. Gián điệp, chỉ điểm, chiêu hồi, giáo phái phản động cũng như bom mìn được cài mọi chốn để bảo vệ Long Khánh. Những cuộc bắt bớ, tra tấn, thủ tiêu người kháng chiến và đàn áp nhân dân càng dã man tàn bạo hơn. Nhưng các chiến sĩ và đồng bào ta hiểu rằng địch hung hăng như thế không phải vì chúng mạnh hơn lên, mà đó là sự cháy bùng của ngọn đèn sắp tắt. Các đơn vị biệt động, trinh sát vũ trang, tự vệ của ta bám sát các đơn vị ngụy quân quấy rối, chặn đánh chúng bất cứ giờ giấc ngày đêm, bất cứ địa điểm nào khi chúng xuất hiện.
Từ khi Thương hy sinh, các nữ đội viên trinh sát như có sức mạnh nào đó góp vào, họ càng chiến đấu dũng cảm và bền bỉ liên tục không quản gian khổ hy sinh. Thương không còn nhưng bọn tình báo ngụy vẫn ráo riết truy tìm H 25. Chúng bàn tán sao nhiều H 25 đến thế. Ở đâu hầu như cũng có H 25 xuất hiện, đánh tiêu diệt tiêu hao không ít quân lính của chúng. Các lực lượng du kích tự vệ mật, biệt động, trinh sát vũ trang nổi dậy đánh địch ào ào như bão nổi, cùng với Sư đoàn 6 của Quân khu 7 và quân địa phương của tỉnh đội, huyện đội Xuân Lộc, thị đội Long Khánh đánh mạnh, giải phóng các xã, các ấp dọc theo lộ 3 từ Gia Ray đến Trà Tân 2, giáp Bình Thuận khu 6; tiêu diệt địch ở khu lưu vong Lộc Ninh và phân chi khu quân sự Gia Ray, giải phóng một vùng rộng lớn dọc theo quốc lộ 1.
Trong lúc các Sư đoàn 3 linh tư , 3 2 tư, 3 2 5 thuộc Quân đoàn 2 đánh vào vùng 1 chiến thuật của địch, áp sát vào các tỉnh bắc Quảng Trị, Tây Thừa Thiên, Quảng Nam - Đà Nằng thì lực lượng cơ động của Bộ cùng bộ đội địa phương đánh vào Tây Nguyên, giải phóng Buôn Ma Thuột, vây hãm Pê lây Cu, Kon Tum. Khi ta diệt Sư đoàn 23 ngụy thì địch còn lại rút chạy. Ta truy kích từ Cheo Reo đẩy địch chạy về phía Đông.
Mặt trận Tây Nguyên kết thúc, ta diệt 12 vạn tên địch. 60 vạn dân đứng dậy làm chủ Tây Nguyên.
Chiến thắng Tây Nguyên, Quân Giải phóng phát triển về ven biển miền Trung, Trung Bộ; làm chủ các con đường 7, 19, 21...
Khi Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng thì Quân đoàn 4 đã tiến vào miền Đông Nam Bộ. Sư đoàn 7 thuộc Quân đoàn 4 do tướng Lê Nam Phong chỉ huy đã đánh diệt chi khu Định Quán, đánh rã 3 nghìn quân ngụy, giải phóng Định Quán, làm chủ một đoạn 50 ky lô mét lộ 20.
Chỉ mấy hôm sau khi G.Ford, Tổng thống Mỹ cử tướng Uây oen Tổng tham mưu trưởng lục quân Mỹ, đến thị sát chiến trường miền Nam thì Quân giải phóng đã tràn ngập Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng. Tướng Ngô Quang Trưởng Tư lệnh Quân khu 1, (vùng 1 chiến thuật) hô hào tử thủ, hắn hứa: sẽ cùng chiến hữu chết trên đường phố. Việt Cộng phải bước qua xác hắn mới chiếm được Huế, Đà Nằng. Nhưng khi quân Giải phóng đánh chiếm Huế, Đà Nẵng thì Ngô Quang Trưởng cùng đám tướng lĩnh vội "cong đuôi" chạy trốn ra biển, lên hạm tàu của Mỹ đón đợi các vị "anh hùng tử thủ" mà không chết đó di tản qua Mỹ.
Uây oen lây bệnh bàng hoàng run sợ của Ford vì sự thất thủ mau lẹ của quân ngụy, báo Quật Cường ra ngày 3 tháng tư năm 1975 tại Sài Gòn đưa tin: "Hôm qua, sau khi thị sát vùng đồng bằng sông Cửu Long, tướng Weyand đã tổ chức cuộc họp hỗn hợp Mỹ, - chính quyền Thiệu ngay tại Sài Gòn, nhằm thống nhất phòng thủ. Tham gia cuộc họp về phía Mỹ, ngoài tướng Uây oen còn có Đại sứ G. Mác-tin, Ê rích Phon Mác bốp tướng Hô mơ Đ X mít ... Phía Sài Gòn có Tống thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên..."
Kết thúc nội dung cuộc họp, ngụy Sài Gòn vội vã bắt tay vào thiết lập tuyến phòng thủ kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc - Long Khánh , đến Tây Ninh với hai "tử điểm" là Phan Rang và Xuân Lộc.
Báo Trắng Đen sáng ngày 3 tháng tư năm 1975 đưa tin "ngày 2 tháng tư năm 1975, ngay sau cuộc họp hỗn hợp Mỹ-Thiệu, Cao Văn Viên ra Nhật lệnh kêu gọi quân đội Sài Gòn cố thủ chiến tuyến. Nguyên văn như sau:
"Hỡi chiến hữu các cấp chủ lực quân, địa phương quân và nghĩa quân, đất nước đang trải qua giai đoạn thử thách nghiêm trọng. Từ bốn tuân lễ nay Cộng sản đã dốc toàn lực tống tấn công chúng ta trên khắp 4 quân khu, với một ưu thế rõ rệt về hỏa lực và quân số đông đảo lúc ban đầu, địch đã lấn chiếm một phẫn lãnh thổ của ta thuộc quân khu 1 và 2.
Kể từ giờ phút này, bằng mọi giá, chúng ta phải cố thủ chiến tuyến, ngăn chặn địch, tiêu diệt tối đa địch và phản công quyết liệt.
Ещё видео!