Tiếng Chuông Chùa - Thiền Tĩnh Tâm
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, tiếng chuông chùa đã in sâu vào tâm hồn của người dân Việt.
Khung cảnh non nước thanh bình cùng tiếng chuông đầy thi vị có sức lay động, cảm hóa, đã làm lắng dịu biết bao tâm hồn và mãi lưu lại trong thi ca, âm nhạc. Mái chùa và tiếng chuông tượng trưng cho một phần hồn thiêng của đất nước mà vẫn rất gần gũi và gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của cư dân thành thị và nông thôn.
Nếu ví ngôi chùa là trái tim của làng quê, tiếng chuông chính biểu tượng của tỉnh thức, mang linh hồn nhà Phật. Phần lớn chùa Việt phải có ít nhất ba loại chuông, trong đó, chuông có độ vang lớn và xa nhất là Đại hồng chung, thường được thỉnh vào đầu đêm và cuối đêm.
Người xưa khi xây chùa đã chú ý đến địa thế của nơi đặt gác chuông để đảm bảo rằng tiếng Đại hồng chung có thể vang đi càng xa càng tốt. Chuông phải được đặt ở vị trí trên cao, có dòng sông trải dài phía dưới như một chất truyền dẫn tự nhiên. Không gian càng rộng, càng tĩnh, tiếng chuông nghe càng sâu lắng.
Ngoài Đại hồng chung, chùa còn có báo chúng chung và gia trì chung. Chuông báo chúng nhỏ hơn đại hồng chung, âm thanh chỉ đủ nghe trong khuôn viên của chùa. Chuông được dùng khi báo hiệu họp chúng, nghe pháp, học tập… Gia trì chung được đặt song song với mõ ở chánh điện trước ban thờ Phật để tụng kinh, niệm Phật hàng ngày.
Trải qua mấy nghìn năm, những thông điệp tâm linh đầy tính nhân văn của tiếng chuông chùa vẫn còn vang vọng trên từng nếp nhà, lan tỏa đến từng cộng đồng làng xã và thấm đẫm vào từng giai điệu, lời ca sống mãi trong kho tàng văn hóa dân gian của người Việt.
Tiếng Chuông Chùa - Thiền Tĩnh Tâm (1 giờ)
Теги
gdptgđptphật giáophat giaoBuddhismVietnamese Buddism Youth Associationtiếng chuông chùatieng chuong chuatiếng chuông đại hồng chungtieng chuong dai hong chungchuong dai hong chungchuông đại hồng chungnghe tiếng chuông ngânnghe tieng chuong ngannghe tiếng chuông chùanghe tieng chuong chua;gdpt nhat tamgdpt lieu quanvietnamese