Quy trình sản xuất giống cua biển an toàn sinh học
1.Chuẩn bị nước
Nước sử dụng trong quá trình sản xuất được đảm bảo chất lượng, nguồn nước được lấy trực tiếp từ cửa biển vào hệ thống các ao lắng, do có hệ thống ao lắng tương đối rộng và hoàn chỉnh nên nguồn nước cung cấp cho hoạt động sản xuất được đáp ứng đầy đủ cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo luôn chủ động trong suốt quá trình hoạt động sản xuất.
Nước từ ao lắng được bơm lên bể chứa bằng xi măng, sau khi xử lý, thanh lọc phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Độ mặn 28- 32 ‰.
+ Độ pH từ 7.5- 8.5.
+ Kiềm: 80- 120.
2. Lựa chọn cua mẹ sinh sản
Giống cua mẹ cho sinh sản được chọn lựa từ các ao đầm của người dân tại địa phương, là cua cái khoẻ mạnh, có trọng lượng thân từ 400g- 600g, cua lên gạch đầy, yếm to và rộng.
PB: Kỹ sư Đạng Thị Thanh Diệu, Trại sản xuất giồng thuỷ sản nước mặn, Trung tâm giống nông nghiệp Bạc Liêu, nói:
3, Chăm sóc cua mẹ
Sau khi bắt cua về trại nuôi ta tiến hành thuần cua trong 30 phút, sau đó dùng bàn chải (đánh răng) chà sạch bùn và những mản bám bên ngoài thân cua. Sau 2 ngày, quan sát thấy cua ăn mạnh thì tiến hành cắt mắt cua (cắt mắt bằng cách cột dây thun ngay cuống mắt).
Sau khi cắt mắt, chăm sóc, cho ăn từ 7 đến 10 ngày thì cua sẽ đẻ, khi cua sắp đẻ, ta bố trí cua vào xô có bố trí sẳn 1 lớp cát sạch dầy 7- 10cm. Lưu ý, cát cần vệ sinh sạch sẽ trước khi bố trí vào xô nhựa cho cua đẻ. Cua đẻ trứng tốt, trứng dính đều, dày trên tất cả các lông tơ của các chân bụng và có rất ít trứng rơi ra ở dưới đáy, không dính được vào lông chân bụng.
4.Cho nở và chăm sóc ấu trùng.
Thường thì sau khi đẻ khoảng 10-11 ngày thì cua sẽ nỡ, thời gian nở từ 7- 10h sáng. Dấu hiệu để nhận biết cua nở là vào đêm trước khi nở, ta quan sát thấy trong bể dưỡng đã có một số ấu trùng cua (Zoae 1) bơi lội. ( Đọc do 1)
- Bể cho nở được chuẩn bị là bể 100 lít.
Sau khi cua nở xong hoàn toàn thì bắt cua mẹ ra khỏi bể, tắt sục khí cho những chất bẩn và màng trứng lắng xuống đáy bể. Lúc này hầu hết ấu trùng đã nổi lên trên mặt bể, ta dùng vợt có kích thước mắt lưới 150 micromet để thu ấu trùng. Ấu trùng vừa thu xong được tắm bằng formol 200ppm trong 30 giây để xử lý ngăn ngừa mầm bệnh rồi mới bố trí vào bể ương.
- Chú ý: Các thao tác trong quá trình thu vớt và bố trí ấu trùng cần phải tiến hành nhanh, gọn. Những ấu trùng yếu nằm ở đáy bể hoặc lơ lững trong tầng nước không nên thu và cho vào bể ương.
Bố trí ấu trùng:
- Chuẩn bị nước bể ương ấu trùng: Bể ương ấu trùng thường là những bể tròn, thể tích 1m3, tùy thuộc vào kích thước và chất lượng buồng trứng mà chuẩn bị lượng bể cho thích hợp, thường thì một cua mẹ sẽ chuẩn bị 8-12 bể ương (mật độ ban đầu dao động từ 150 - 200 ấu trùng/lít).
- Bể ương cần được chuẩn bị sẳn trước khi cua nở 1-2 ngày, sục khí mạnh, xử lý các sản phẩm thuốc diệt nấm, trước khi bố trí ấu trùng, xử lý mỗi bể cần sử dụng các sản phẩm nhằm ổn định môi trường nước, chống sốc cho ấu trùng.
- Sau khi tắm ấu trùng, tiến hành bố trí vào các bể ương, phân chia sao cho lượng ấu trùng trong các bể là tương đương nhau để tiện việc chăm sóc, quản lý.
Sang thưa ấu trùng:
Trong quá trình ương nuôi ấu trùng cua, việc sang thưa ấu trùng là hết sức cần thiết, nhằm làm giảm mật độ nuôi, tránh hiện tượng ấu trùng ăn lẫn nhau. Giai đoạn thích hợp để sang thưa là vào ngày thứ 8, lúc này ấu trùng đang ở giai đoạn Zoae3.
Thường thì mỗi lần sang thưa, mật độ ấu trùng sẽ giảm còn 1/3- 1/2 so với mật độ ban đầu.
Ương ấu trùng megalop thành cua con:
Lúc Megalope (mê ga lốp) bước sang ngày thứ 7 thì tiến hành thu toàn bộ lượng Megalope, đưa vào các bể khác để ương thành cua con, các bể này thường có hình chữ nhật, đáy phẳng, thể tích 1-2m3.
Cách thu Megalope ra khỏi bể ương: Chuẩn bị ống nhựa có đường kính 60-90mm, có bịt 1 đầu bằng lưới dầy sao cho Megalope không lọt qua được, dùng ống này hút nước trong bể ương cho đến khi gần cạn, dùng vợt có kích thước 500micromet vớt Megalope ra một thau lớn chứa nước có gắn sục khí. Khi thấy lượng Megalope trong thau ở mức vừa phải thì tiến hành đánh ra, định lượng bằng cách cân (thường thì 1g= 100 Megalope),
Trước khi bố trí Megalope vào bể ương mới thì tiến hành bỏ giá thể vào bể, giá thể được làm bằng lưới cước được cắt nhỏ ra. Bể ương được gắn nhiều đá bọt với mức thổi vừa phải.
Khi vừa bố trí xong ấu trùng Megalope vào bể ương, ta tiến hành cho ăn Artemia nở với lượng 100 gam/100.000 ấu trùng nhằm đảm bảo cho ấu trùng đủ thức ăn đến ngày hôm sau, giúp môi trường nước được sạch, nâng cao tỷ lệ sống khi chuyển giai đoạn cua.
- Đến ngày thứ 2 sau khi ương giai đoạn megalope cần bổ sung thêm thức ăn là Lasy post 6 cử, cách nhau 4 giờ:
Đồng thời cần tiến hành châm nước ngọt làm giảm độ mặn, kích thích Megalope chuyển cua đồng loạt.
Khi Megalope đã chuyển cua hoàn toàn thì có thể tiến hành xuất bán.
#cuabien #cuagiong #sanxuatcuagiong #atsh #nuoitrongthuysan #nongthonbaclieu
Ещё видео!