Làm sao để TỰ TIN trước ống kính?
Việc nói chuyện trước ống kính từng là một thử thách lớn đối với mình, nhưng giờ đây nó đã trở thành một việc dễ dàng hơn. Và đây là những điều mà mình đã áp dụng: ✍🏼
1/ KHÔNG CỐ HỌC THUỘC KỊCH BẢN
Mình biết rằng việc viết kịch bản chi tiết cho từng video là rất quan trọng. Nhiều người còn nhờ hoặc thuê người viết để có những kịch bản hay hơn và cố học thuộc để nói. Tuy nhiên, phải đọc hay nói y chang như vậy dễ làm bạn nói vấp và sượng trân trước máy quay. Mình thấy việc hiểu kịch bản và cố gắng diễn đạt lại thoải mái theo phong cách của mình sẽ tốt hơn. Nên sử dụng những câu từ đơn giản để nghe tự nhiên và giúp người xem dễ hiểu hơn.
2/ BIẾT NGHỈ NGƠI KHI CẦN
Có những ngày mình cảm thấy không thích làm gì cả, mình cảm thấy năng lượng không tốt, dễ cáu bẳn… Hừm, mình đã học cách dừng lại và nghỉ ngơi thay vì cứ ép bản thân phải làm, phải thu âm hay quay video trong trạng thái không tốt. Nhưng mình chỉ nghỉ ngơi một chút cho lấy lại năng lượng thôi vì nghỉ lâu bản thân sẽ dễ rơi vào mood lười biếng. Đừng ép buộc bản thân quá, nhưng cũng đừng trì hoãn nhé.
3/ NHỮNG LẦN ĐẦU TIÊN THƯỜNG NHƯ “SHIT”
Mình nghĩ rằng bất cứ ai cũng không dám xem lại những video đầu tiên của bản thân, dù đó là video đầu tiên công khai hoặc chỉ được lưu trữ. Không ai bật máy quay lần đầu mà hoàn hảo ngay tức khắc, bạn cần hiểu rằng bước đầu lúc nào cũng sẽ khó khăn, nhưng nó là một phần của quá trình.
Thành thạo việc nói trước camera là một quá trình dài, vì thế đừng quá áp lực trong giai đoạn đầu. Càng làm nhiều thì sẽ càng dễ dàng hơn :)
Nếu thấy bài viết này hữu ích, đừng ngại chia sẻ ngay cho bạn bè cùng biết nha ⚡️
#kobemedia #lamvideo #editvideo #videotutorial #tutintruocongkinh #capcut #capcutpc #xaydungthuonghieu #videongan
Ещё видео!